Giúp đỡ người bị tai nạn giao thông không đúng cách có thể dẫn đến việc người bị nạn gặp các chấn thương nghiêm trọng. Một số trường hợp hy hữu người bị tai nạn giao thông có thể tử vong ngay khi sơ cứu chấn thương sai cách. Chính vì lý do này, trong bài viết dưới đây, Classified Scripts sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu cho người bị tai nạn như thế nào cho đúng cách. Cùng theo dõi nhé.
Gọi người xung quanh hỗ trợ hoặc gọi cấp cứu 115
Việc đầu tiên bạn cần làm khi gặp người bị tai nạn giao thông đó là phải nhanh chóng gọi ngay cho xe cấp cứu. Tuy nhiên, khi gọi hoặc thuê xe cấp cứu bạn cần phải cung cấp chính xác địa chỉ, nơi xảy ra tai nạn. Đặc biệt là tình trạng hiện tại của người bị nạn. Hãy bình tĩnh quan sát để trả lời chính xác tất cả những câu hỏi của 115. Cố gắng đừng tắt máy để được 115 hướng dẫn cách sơ cứu nhé.
Hướng dẫn cách sơ cứu người bị tai nạn giao thông
Xem xét hiện trường tai nạn
Hãy xem xét nhanh một lượt qua hiện trường để đảm bảo không có nguy cơ cháy nổ. Nếu có nguy cơ này thì cần phải đưa nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm để không khiến nạn nhân bị chấn thương nặng hơn.
Nếu hiện trường an toàn thì hãy để nạn nhân nằm yên tại chỗ và tiến hành hỏi han để sơ cứu. Vận chuyển bệnh nhân khi chưa được sơ cứu có thể dẫn đến tổn thương nặng nếu bị gãy các loại xương.
Kiểm tra tình trạng tri giác của người bị nạn
Khi tiếp cận được nạn nhân thì việc đầu tiên là phải kiểm tra xem họ còn đủ nhận thức cơ bản hay không. Việc đầu tiên là phải hỏi họ tên của người bị nạn. Nạn nhân trả lời được chứng tỏ họ còn đủ nhận thức để tiếp tục các loạt câu hỏi về đau ở đâu, có thể tự ngồi dậy được không.
Nếu nạn nhân đang bất tỉnh thì nên kiểm tra bằng cách cấu véo lên cơ thể nạn nhân. Nếu không thấy họ phản ứng và có bất kì biểu hiện đau đớn có thể đã bị hôn mê hoặc nguy kịch đến tính mạng.
Kiểm tra đường thở của người bị nạn
Khi bị tai nạn văng ra xa và tiếp xúc với đất đá, nhiều đồ vật có thể ảnh hưởng đến đường thở của nạn nhân. Chẳng hạn như đất cát rời vào mũi và miệng, có các dị vật ở trong miệng do răng giả hoặc răng gãy. Một số trường hợp có thể dị vật chắn ở mũi gây cản trở cho hô hấp.
Hãy kiểm tra kỹ miệng và mũi của nạn nhân để giải phóng đường thở cho người bị nạn. Nếu những vị trí mũi và miệng không có gì đặc biệt hãy kiểm tra lòng ngực bằng việc áp tai lên ngực xem tim có còn đập hay không.
Với trường hợp này, nếu đã qua khóa đào tạo hô hấp nhân tạo thì nên thực hiện. Nếu chưa bao giờ thực hiện hà hơi thổi ngạt hay ép tim ngoài lồng ngực thì không nên cố gắng thực hiện.
Hãy gọi đến 115 để yêu cầu ứng cứu nhanh hơn hoặc có thể nhờ họ hướng dẫn cách sơ cứu để đảm bảo an toàn tính mạng cho nạn nhân.
Xử lý nếu người bị nạn hôn mê
Khi người bị nạn đã rơi vào hôn mê, kiểm tra mũi và miệng không có nhiều máu và chất nôn thì chỉ nên nhẹ nhàng nghiêng đầu nạn nhân về một bên. Một số trường hợp nạn nhân sẽ sóc máu hoặc nôn nhiều hơn dân đến chất nôn hoặc máu trào vào đường thở ảnh hưởng đến hô hấp. Khi đã hôn mê mà bị ảnh hưởng đến đường thở nữa sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Sơ cứu cơ bản các vết thương
Khi đã kiểm tra về tri giác, đường hô hấp và xác định được các vết thương của nạn nhân hãy tiến hành sơ cứu các vết thương. Với các vết thương mềm nên dùng các miếng vải sạch để quấn nhiều lớp giúp cầm máu.
Trường hợp này nên có một tí cồn sát trùng và bông băng lại càng tốt hơn. Sau khi đã dùng vải sạch quấn vết thương thì hãy ép chặt miếng vải đó giúp nạn nhân cố định vết thương để cầm máu.
Với trường hợp có các triệu chứng của gãy xương thì cần băng bó và cố định chỗ gãy. Các vết thương nếu không được cố định khi di chuyển nạn nhân sẽ rất đau đớn. Vượt quá ngưỡng đau có thể nạn nhân sẽ bị xỉu.
Vết thương hở của nạn nhân sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao. Do vậy, khi sơ cứu nên đảm bảo bạn có găng tay hoặc túi nilon sạch để cố định tay để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho nạn nhân.
Hãy nới lỏng quần áo của nạn nhân và nâng 2 chân cao quá đầu nếu đánh giá tình trạng nạn nhân không bị vết thương ở chân hay cột sống. Nếu trong trường hợp trời lạnh hãy đắp thêm áo khoác cho nạn nhân. Quan trọng hơn trong giai đoạn này là nếu bệnh nhân hoàn toàn có nhận thức tốt hãy an ủi và trấn an để hạn chế tốt nhất sự lo lắng cho họ.
Cách di chuyển bệnh nhân
Trường hợp nạn nhân bị kẹt trong ô tô, họ có thể đã bị gãy xương ở một số chỗ, đặc biệt là có thể đã bị chấn thương đốt sống cổ. Trong trường hợp nếu quan sát hiện trường và thấy xe không có khả năng cháy nổ nguy hiểm đến tính mạng thì hãy để nạn nhân nằm bất động. Nếu di chuyển sai cách với những người bị nạn đang chấn thương đốt sống cổ có thể dẫn đến họ tử vong tại chỗ.
Đầu tiên hãy hỏi xem nạn nhân có thể cử động cổ được không. Sau đó mới tiến hành di chuyển, tuy nhiên vẫn phải cẩn thận các động tác liên quan để đốt sống cổ của nạn nhân. Không nên thực hiện các động tác gập cổ, gập người hay xoắn vặn.
Cách tốt nhất để di chuyển nạn nhân là giữ thẳng lưng, cổ và chân nạn nhân trên một đường thẳng trong quá trình di chuyển. Các tư thế ở dạng gấp góc có thể gây biến dạng xương và một số vị trí của cơ thể khi vận chuyển.
Đối với chấn thương sọ não
Trường hợp xấu nhất trong quá trình sơ cứu người khi bị tai nạn giao thông là họ đang ở trong tình trạng chấn thương sọ não. Nếu nạn nhân lên cơn co giật, giập não và có hiện tượng xuất huyết, phù não sẽ rất khó để sơ cứu.
Trường hợp này chỉ nên để nạn nhân nằm ở vị trí thoáng khí và tiến hành gọi điện đến dịch vụ cấp cứu 115 và miêu tả chi tiết tình trạng của nạn nhân để được hướng dẫn sơ cứu chính xác.
Những điều cần tránh khi sơ cứu người bị tai nạn giao thông
Sơ cứu người bị tai nạn giao thông nên lưu ý một số vấn đề như:
- Khi chưa xác định nạn nhân có bị tổn thương đốt sống cổ hay không thì không nên tự động di chuyển họ đi nơi khác hoặc thực hiện các động tác nghiên đỡ cổ của họ.
- Dùng mọi cách tốt nhất có thể tại hiện trường để tránh nhiễm trùng cho nạn nhân.
- Khi nạn nhân có di vật ở da đầu và xương sọ hãy để nguyên đừng cố gắng rút ra. Một số vết thương trên cơ thể cũng vậy, rút ra có thể khiến nạn nhân bị mất máu nhiều và dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn.
- Không nên cho nạn nhân ăn hoặc uống bất cứ một thứ gì. Nguy cơ bị sặc và ngạt thở dẫn đến tử vong rất cao.
- Tuyệt đối không di chuyển nạn nhân bằng xe đạp hoặc xe máy.
Sơ cứu người bị tai nạn giao thông là một kỹ năng mà mọi người đều cần trang bị cho mình. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn đã có thêm một kỹ năng mềm mới để giúp đỡ cộng đồng khi cần thiết. Hãy học thêm cách hô hấp nhân tạo, cách bó nẹp cố định xương cụ thể hơn để tăng thêm kiến thức y tế cơ bản cho mình nhé!